Với Excel, hàm MIN, MAX được sử dụng rất phổ biến. Nó được dùng để tính giá trị nhỏ nhất, lớn nhất trong nhiều trường hợp ví dụ như bảng điểm học sinh, doanh số bán hàng,…Sau đây Huongdancongnghe.com sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm MIN, MAX trong Excel một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé.
Nội dung chính:
Tìm hiểu hàm MIN trong Excel
Hàm MIN là hàm trả dùng để trả về giá trị nhỏ nhất của một vùng dữ liệu được chọn trước, hoặc giá trị nhỏ nhất của một tập giá trị cho trước.
Với: number1, number2,…: tập giá trị cần tìm giá trị nhỏ nhất.
Như vậy Sau đây mình sẽ đưa ra các ví dụ để các bạn dễ hiểu hơn về cách dùng hàm MIN trong Excel nhé.
Ví dụ 1: Cách tính điểm thấp nhất của lớp trong Excel
Nhập công thức =MIN(C2:E6) vào ô hiển thị kết quả. Bạn dùng chuột để bôi vùng dữ liệu này, Excel sẽ tự động cho ra C2:E6 trong công thức cho bạn. Đây là vùng dữ liệu điểm của cả lớp, mà bạn cần tìm điểm thấp nhất trong vùng dữ liệu điểm này.
Sau khi nhập công thức hãy nhấn Enter, kết quả điểm thấp nhất trong lớp sẽ hiện ra trên màn hình nhé.
Ví dụ 2: Cách tính điểm thấp nhất môn Anh của lớp trong Excel
Bạn nhập công thức như sau: =MIN(E2:E6) vào ô hiển thị kết quả. Với E2:E6 là vùng dữ liệu của môn Anh. Bạn chỉ cần dùng chuột chọn vùng dữ liệu điểm môn Anh trong bảng tính, Excel sẽ tự động cho ra địa chỉ này nhé.
Sau khi nhập công thức MIN xong, bạn nhấn Enter trên bàn phím. Excel sẽ tìm ra điểm thấp nhất môn Anh và hiển thị trên màn hình nhé.
Ngoài ra người dùng cũng có thể dùng Hàm MIN có điều kiện trong Excel khi kết hợp với hàm IF trong Excel với công thức như sau:
=MIN(IF(logical test,[value_if_true],[value_if_false]))
Với:
- logical test: điều kiện cần thỏa.
- [value_if_true]: cột trả về khi điều kiện đúng.
- [value_if_false]: cột trả về khi điều kiện sai.
Hàm MAX trong Excel dùng để làm gì?
Hàm MAX là hàm trả dùng để trả về giá trị lớn nhất của một vùng dữ liệu được chọn trước, hoặc giá trị lớn nhất của một tập giá trị cho trước.
Với: number1, number2,…: tập giá trị cần tìm giá trị lớn nhất.
Sau đây mình sẽ đưa ra các ví dụ để các bạn dễ hiểu hơn về cách dùng hàm MAX trong Excel nhé.
Ví dụ 1: Tìm điểm cao nhất trong lớp
Nhập công thức =MAX(C2:E6) vào ô hiển thị kết quả. Bạn có thể dùng chuột để bôi vùng dữ liệu này, Excel sẽ tự động cho ra C2:E6 trong công thức của bạn. Đây là vùng dữ liệu điểm trong lớp, và bạn cần tìm điểm cao nhất trong vùng này.
Sau khi nhập công thức hãy nhấn Enter trên bàn phím, kết quả sẽ hiện ra trên màn hình nhé.
Ví dụ 2: Tìm điểm cao nhất môn Anh trong lớp
Bạn nhập công thức =MAX(E2:E6) vào ô hiển thị kết quả. Với E2:E6 là vùng dữ liệu của môn Anh. Hãy dùng chuột chọn vùng dữ liệu điểm môn Anh thì Excel sẽ tự động cho ra địa chỉ này.
Sau đó chỉ việc nhấn Enter sau khi nhập công thức xong. Kết quả sẽ hiển thị trên màn hình điểm Anh cao nhất nhé.
Tương tư như hàm MIN thì người dùng cũng có thể dùng Hàm MAX có điều kiện trong Excel khi kết hợp với hàm IF trong Excel với công thức như sau:
=MAX(IF(logical test,[value_if_true],[value_if_false]))
Với:
- logical test: điều kiện cần thỏa.
- [value_if_true]: cột trả về khi điều kiện đúng.
- [value_if_false]: cột trả về khi điều kiện sai.
Lưu ý khi sử dụng hàm MIN MAX trong Excel
Sau đây là một số lưu ý trong quá trình sử dụng hàm MIN và MAX:
- Nếu các đối số truyền vào hàm MIN/MAX không phải số thì kết quả trả về giá trị 0.
- Trong quá trình tính toán, hàm MIN/MAX sẽ bỏ qua các ô trống không chứa giá trị.
- Nếu bạn truyền các tham số vào hàm MIN/MAX không phải giá trị số thì kết quả sẽ trả về lỗi #VALUE!
- Nếu bảng tính Excel của bạn không có các giá trị logic thì hãy sử dụng hàm MINA/MAXA. Bởi vì hàm MINA/MAXA sẽ đánh giá các giá trị TRUE và FALSE lần lượt là 0 và 1.
- Với các phiên bản từ Excel 2010 trở lên, hàm MIN/MAX chỉ cho phép tối đa 255 đối số.
- Các đối số có thể là số, tên, mảng hay tham chiếu có chứa số.
Hàm MIN:
Hàm MAX:
Trên đây mình đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm MIN, MAX trong Excel với một số ví dụ dễ hiểu. Đây là 2 trong số các hàm trong Excel mà người dùng hay sử dụng. Hi vọng bài viết hữu ích cho các bạn trong quá trính sử dụng Excel. Chúc các bạn một ngày tốt lành và hẹn gặp lại.