Khi làm việc bảng tính Excel, đặc biệt là đối với dữ liệu là số đòi hỏi người dùng phải có nhiều kỹ năng như định dạng, chỉnh sửa. Một kỹ năng rất cần thiết đó là làm tròn số. Trong bài viết này Blog Hướng dẫn công nghệ sẽ mô tả chi tiết các hàm làm tròn số trong Excel với các ví dụ cụ thể. Mời các bạn cùng theo dõi.

Các hàm làm tròn số trong Excel cơ bản

Hàm làm tròn số ROUND trong Excel

Hàm ROUND trong Excel sẽ làm tròn số thập phân. Nếu giá trị số thập phân nhỏ hơn 5 sẽ làm tròn xuống, từ 5 trở lên sẽ làm tròn lên.

Công thức: =ROUND(number, num_digits)

Với:

  • number: số cần làm tròn.
  • num_digits: số lượng chữ số mà người dùng muốn làm tròn, giá trị có thể nhỏ hơn, lớn hơn, hoặc bằng 0.

Ví dụ:

  • num_digits > 0:

Cần làm tròn số 8.15 tới một chữ số thập phân thì công thức là: =ROUND(8.15,1). Kết quả hiển thị là 8.2. Trong trường hợp này thì Hàm ROUND có tác dụng là Hàm làm tròn lên 0.5 trong Excel.

Cần làm tròn -5.589 tới hai thập phân thì công thức là =ROUND(-5.589,2). Kết quả hiển thị là -5.59.

Ví dụ hàm Round trong excel

  • num_digits < 0:

Cần làm số 28.15 tới -1 chữ số thập phân, tức là làm tròn tới hàng chục của phần nguyên. Công thức =ROUND(28.15,-1). Nhấn Enter kết quả sẽ là 30

Còn nếu muốn làm tròn số 328.15 đến -2 chữ số thập phân, tức là làm tròn tới hàng trăm của phần nguyên. Bạn nhập =ROUND(328.15,-2). Nhấn Enter kết quả sẽ là 300.

Ví dụ hàm ROUND trong excel

  • num_digits = 0:

Làm tròn 4.7892 tới 0 chữ số thập phân, tức là chỉ làm tròn phần nguyên, không còn chữ số thập phân. Bạn nhập =ROUND(4.7892,0) và bấm Enter kết quả sẽ là 5.

Ví dụ hàm ROUND trong excel

Cách làm tròn số với hàm ROUNDUP

Hàm ROUNDUP hàm làm tròn lên trong Excel, có nghĩa là kết quả của hàm sẽ cho kết quả lớn hơn giá trị ban đầu.

Công thức: =ROUNDUP(number, num_digits)Với:

  • number: số cần làm tròn.
  • num_digits: số lượng chữ số mà người dùng muốn làm tròn, giá trị có thể nhỏ hơn, lớn hơn, hoặc bằng 0.

Ví dụ:

  • num_digits > 0:

Làm tròn 7.725 tới một chữ số thập phân, bạn nhập: =ROUNDUP(7.725, 1) và nhấn Enter kết quả sẽ là 7.8.

Hoặc làm tròn tới 2 chữ số thập phân: =ROUNDUP(7.725, 2) và nhấn Enter kết quả sẽ là 7.73.

Ví dụ hàm ROUNDUP trong excel

  • num_digits < 0:

Làm tròn số 178.029 tới -1 chữ số thập phân, tức là sẽ làm tròn đến chữ số hàng chục, công thức =ROUNDUP(178.029, -1). Kết quả sẽ là 180.

Còn nếu làm tròn đến -2 chữ số thập phân, túc là sẽ làm tròn đến chữ số hàng trăm, công thức: =ROUNDUP(178.029, -2). Kết quả sẽ là 200.

Ví dụ hàm ROUNDUP trong excel

  • num_digits = 0:

Làm tròn số 82.76 đến 0 số thập phân. Trong trường hợp này ROUNDUP sẽ là Hàm làm tròn số nguyên trong Excel, có nghĩa là kết quả sẽ chỉ là phần nguyên. Công thức =ROUNDUP(82.76, 0). Nhấn Enter kết quả là 83.

Ví dụ hàm ROUNDUP trong excel

Hàm làm tròn số ROUNDDOWN trong Excel

Hàm ROUNDDOWNhàm làm tròn xuống trong Excel, có nghĩa là kết quả của hàm sẽ cho kết quả nhỏ hơn giá trị ban đầu.

Công thức: =ROUNDDOWN(number, num_digits)

Với:

  • number là số cần làm tròn.
  • num_digits là số lượng chữ số mà bạn muốn làm tròn. Num_digits có 3 trường hợp lớn hơn 0, bằng 0 và nhỏ hơn 0.

Ví dụ:

  • num_digits > 0:

Làm tròn 12.457 xuống tới một chữ số thập phân, công thức là: =ROUNDDOWN(12.457, 1). Nhấn Enter kết quả sẽ là 12.4

Còn nếu muốn làm tròn xuống 2 chữ số thập phân, có nghĩa là hàm ROUNDDOWN sẽ là Hàm lấy 2 số sau dấu phẩy trong Excel. Trong trường hợp này công thức là: =ROUNDDOWN(12.457, 2). Nhấn Enter kết quả sẽ là 12.45

Ví dụ hàm ROUNDDOWN trong excel

  • num_digits < 0:

Làm tròn số 986.255 tới -1 chữ số thập phân, tức là làm tròn đến hàng chục, công thức là: =ROUND(986.255,-1). Nhấn Enter, kết quả hiển thị là 980

Còn muốn làm tròn tới -2 chữ số thập phân, tức là làm tròn đến hàng trăm, bạn nhập =ROUND(986.255,-2), kết quả sẽ là là 900.

Ví dụ hàm ROUNDDOWN trong excel

  • num_digits = 0:

Làm tròn 278.564 tới 0 chữ số thập phân, nghĩa là chỉ lấy phần nguyên. Bạn nhập công thức là :=ROUNDDOWN(278.564, 0). Nhấn Enter kết quả sẽ là 278.

Ví dụ hàm ROUNDDOWN trong excel

Ở trên mình đã đề cập đến 3 hàm làm tròn cơ bản hay dùng. Phần tiếp theo mình sẽ giới thiệu tiếp cách làm tròn số sau dấu phẩy trong Excel với các hàm khác, dùng để áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.

Hàm làm tròn số đến bội số trong Excel

Hàm tròn số MROUND trong Excel

Hàm MROUND sẽ làm tròn đến bội số của số khác.

Công thức: =MROUND(number, multiple)

Với:

  • number: số cần làm tròn xuống.
  • multiple: kết quả sẽ là bội số của đối số này, giá tri đối số này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0.
  • number và multiple phải cùng âm hoặc cùng dương. Nếu 2 số này khác dấu với nhau thì kết quả sẽ là lỗi #NUM!.

Ví dụ:

  • multiple > 0: Làm tròn số 12.3 thành số là bội số gần nhất của 3, bạn nhập  =MROUND(12.2,3). Kết quả là 12.
  • multiple < 0: Làm tròn số -87,65 có kết quả là bội số của -4, công thức là: =MROUND(-87.65,-4). Kết quả là -88.

Ví dụ hàm MROUND trong excel

Làm tròn số Excel với hàm CEILING và FLOOR

Hàm CEILING và hàm FLOOR cũng có chức năng làm tròn thành số là bội số của đối số truyền vào. Nhưng sự khác nhau đó là hàm CEILING sẽ làm tròn lên(kết quả sẽ lớn hơn giá trị ban đầu) còn hàm FLOOR sẽ làm tròn xuống(kết quả sẽ nhỏ hơn giá trị ban đầu).

Công thức hàm CEILING: =CEILING(number, significance)

Công thức hàm FLOOR: =FLOOR(number, significance)

Với:

  • number: số cần làm tròn.
  • significance: kết quả sẽ là bội số của đối số này.

Ví dụ:

Làm tròn số 14.22 với kết quả là bội số của 4. Hay nói cách khác Hàm không làm số trong Excel với số truyền vào là 14.22 theo số chữ số thập phân mà sẽ làm tròn thành kết quả là bội số của 4.

Với hàm CEILING, công thức là: =CEILING(14.22, 4). Kết quả sẽ là 16

Với hàm FLOOR, công thức là: =FLOOR(14.22, 4). Kết quả sẽ là 12.

Hàm CEILING và FLOOR trong Excel

Hàm làm tròn số nguyên chẵn lẻ trong Excel

  • Hàm EVEN sẽ làm tròn số tới số nguyên chẵn lớn hơn gần nhất giá trị gốc.
    • Công thức hàm EVEN: =EVEN(number)   Với: number là số cần làm tròn.
  • Hàm ODD sẽ làm tròn đến số nguyên lẻ lớn hơn gần nhất giá trị gốc.
    • Công thức hàm ODD: =ODD(number)   Với: number là số cần làm tròn.

Ví dụ:

  • Làm tròn 24.76 đến số nguyên chẵn lớn hơn gần nhất, công thức: =EVEN(24.76). Kết quả sẽ là 26.
  • Làm tròn 24.76 đến số nguyên lẻ lớn hơn gần nhất, công thức =ODD(24.76). Kết quả sẽ là 25.

hàm EVEN và hàm ODD trong excel

Làm tròn số trong Excel bằng cách bỏ bớt phần thập phân

Hàm INT trong Exel

Hàm INT sẽ làm tròn thành một số nguyên. Hàm có thể làm tròn số nguyên dương hoặc âm, kết quả của hàm chỉ lấy phần nguyên của số.

Công thức: =INT(number) Với: number là số cần làm tròn.

Ví dụ:

  • Làm tròn số 98.64 thành số nguyên, công thức là =INT(98.64). Hàm sẽ làm tròn số sau dấu phẩy và bỏ nó đi,  kết quả sẽ là 98
  • Làm tròn số -105.99 thành số nguyên, công thức là: =INT(-105.99), kết quả là -106.

hàm INT trong excel

Hàm TRUNC trong Excel

Hàm TRUNC dùng để cắt bớt và giữ lại một số chữ số thập phân.

Công thức: =TRUNC(number, [num_digits])

Với:

  • number: số cần làm tròn.
  • num_digits: số lượng chữ số thập phân mà bạn muốn giữ lại. Giá trị có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng 0.

Ví dụ:

  • num_digits > 0: Làm tròn 78.549 giữ lại 2 chữ số thập phân, bạn nhập công thức =TRUNC(78.549,2). Lúc này hàm sẽ làm tròn số sau dấu phẩy và giữ lại số thập phân. Kết quả sẽ là 78.54.
  • num_digits < 0: Làm tròn 78.549 với num_digits là -1, tức là chỉ giữ lại số hàng chục ở phần nguyên. Bạn nhập công thức: =TRUNC(78.549,-1), kết quả sẽ là 70.
  • num_digits 0 hoặc không nhập: khi num_digits = 0 hoặc num_digits không có giá trị, hàm TRUNC sẽ bỏ hết tất cả các chữ số thập phân. Như công thức: =TRUNC(290.821,0) hay =TRUNC(290.821kết quả sẽ là 290. Trong trường hợp này thì nó tương tự như hàm INT ở trên và trở thành hàm làm tròn số nguyên dương.

hàm TRUNC trong excel

Qua bài viết này mình đã hướng dẫn các bạn chi tiết các hàm làm tròn số trong Excel với các ví dụ minh họa cho từng trường hợp. Chúc các bạn một ngày tốt lành và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.

Bài viết liên quan