Trong mục trước, mình đã chia sẻ với các bạn cấu hình tối thiểu để cài đặt Windows 11 rồi, trong đó chắc hẳn mọi người sẻ thấy có một yêu cầu là máy phải có TPM 2.0, vậy có ai thắc mắc TPM 2.0 là gì và nếu không có chip này thì liệu có cài đặt được Win 11 không. Sau đây mình sẽ hướng dẫn một mẹo thường dùng để cài Windows 11 cho máy không có TPM 2.0 thành công 99% nhé.
Nội dung chính:
Trusted Platform Module (TPM) 2.0 là gì
Trusted Platform Module là Mô đun nền tảng đáng tin cậy – là một tiêu chuẩn quốc tế cho bộ xử lý mã hóa an toàn, một bộ vi điều khiển chuyên dụng được thiết kế để bảo mật phần cứng thông qua các khóa mật mã tích hợp. Công nghệ Trusted Platform Module (TPM) được thiết kế để cung cấp các chức năng liên quan đến bảo mật, dựa trên phần cứng. Và kể từ ngày ngày 28 tháng 7 năm 2016, bắt buộc phải triển khai TPM 2.0 đối với các model và thiết bị mới.
Hiện nay có 2 phiên bản là TPM 1.2 và TPM 2.0 có trên các dòng máy tính, và để kiểm tra thì làm theo cách sau:
Cách kiểm tra phiên bản TPM
- Sử dụng phím Windows + R để mở hộp thoại Run. Gõ tpm.msc và nhấn OK để mởTrusted Platform Module (TPM) Management console.
- Tại cửa sổ TPM Manufacturer Information, xem thử giá trị của Specification Version. Nếu giá trị này là 2.0 thì máy bạn đã qua bước kiểm tra này rồi.
- Nếu không thấy giá trị này hay bị lỗi thì chip TPM không có trên bo mạch chủ của bạn hoặc nó đã bị vô hiệu hóa trong BIOS.
Cách Update Win 11 cho máy không có TPM 2.0
- Vào Settings > Update & Security > Nhấn vào dòng Windows Insider Program > Chọn Get Started.
- Nếu chưa đăng nhập thì chọn Microsoft Account và đăng nhập tài khoản Microsoft của bạn vào.
- Sau đó sẽ có thông báo chọn Dev Channel và Beta Channel, ở đây mình chọn Dev Channel.
Nếu bạn nhận được thông báo “This PC can’t run Windows 11” thì các bạn có thể làm theo cách sau:
- Hãy nhấn tổ hợp phím Shift + F10, nhập regedit mở cửa sổ Registry và tìm kiếm: HKEY_LOCAL_MACHINESYSTEMSetup
- Tạo một mục có tên “LabConfig“, sau đó tạo hai giá trị DWORD trong “LabConfig”:
– Khóa “BypassTPMCheck” với giá trị là “00000001”
– Khóa “BypassSecureBootCheck” đặt giá trị là “00000001“
Sau đó bạn nên khởi động lại máy tính xong tiếp tục quá trình cài đặt bản nâng cấp lên Windows 11 và bỏ qua đòi hỏi TPM2.0 rồi đó. Chúc các bạn thành công.
I have been exploring for a little for any high-quality articles or blog posts on this sort of house . Exploring in Yahoo I finally stumbled upon this website. Studying this info So i am satisfied to show that I have a very excellent uncanny feeling I came upon exactly what I needed. I most indubitably will make certain to don?¦t disregard this web site and provides it a glance regularly.