Khi làm việc với Excel, bạn cũng cần điền thông tin cho phần đầu cũng như cuối của trang Excel. Qua bài viết này, Blog Hướng dẫn công nghệ sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo Header và Footer trong Excel đơn giản nhưng hiệu quả nhé.

Giới thiệu Header và Footer trong Excel

Tìm hiểu Header and Footer trong Excel là gì?

Header/Footer là phần thông tin ở đầu/cuối của một trang tính Excel. Nó giúp cho trang tính Excel của bạn thêm chuyên nghiệp, và nó cũng giúp người đọc có thêm thông tin về số trang hay tiêu đề của trang tính.

Thông tin bạn điền trong Header và Footer sẽ giống nhau ở các trang tính trong file Excel của bạn.

Công dụng của Header trong Excel

Header được dùng để điền thông tin cho phần đầu của trang tính. Thông tin điền vào Header thường là tiêu đề, ngày tháng,…

Ngoài ra, nhiều người cũng dùng Header để đưa thông tin công ty, tổ chức của bạn như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế… Điều này làm tăng sự chuyên nghiệp cũng như quảng cáo cho thương hiệu công ty của bạn. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách tạo Header trong Excel ở phần sau nhé.

Công dụng của Footer trong Excel

Footer được sử dụng để điền thông tin cho phần cuối của trang tính Excel. Thông thường Footer thường được dùng để đánh số trang trong Excel.

Ngoài ra, người dùng cũng sử dụng chức năng Footer để mô tả về phần của trang tính. Nó giúp cho người đọc dễ hiểu hơn về nội dung file Excel của bạn.

Như vậy là các bạn đã biết được Header, Footer trong Excel là gì rồi nhé. Bây giờ chúng ta sẽ đi tiếp đến phần cách chèn Header và Footer trong Excel nhé.

Hướng dẫn cách tạo Header Footer trong Excel

Đầu tiên, bạn chọn Page Layout > Và chọn Page Setup.

Tạo header footer trong Excel

Sau đó màn hình sẽ xuất hiện Page Setup, bạn chọn tab Header/Footer.

  • Nếu muốn chỉnh sửa Header cho đầu trang thì chọn Custom Header.
  • Nếu bạn muốn chỉnh sửa Footer cho phần cuối trang thì chọn Custom Footer.

Sau đây mình sẽ hướng dẫn phần Custom Header.

tạo header trong Excel

Ở cửa sổ này bạn sẽ thấy 3 vị trí có thể chèn header trong Excel để chèn các nội dung tương ứng như sau:

  • Left section: khu vực bên trái.
  • Center section: khu vực giữa.
  • Right section: khu vực phải.

Và bạn cũng có thể tùy chỉnh về font chữ, màu sắc, hoặc có thể thêm số trang, thêm hình ảnh,…

Ở đây mình chọn Center section và chọn biểu tượng chữ A để chỉnh font chữ.

tạo header footer excel

Các bạn có các tùy chỉnh tương ứng với từng mục như sau:

  • Font: Font chữ.
  • Font style: kiểu chữ
  • Size: kích thước chữ
  • Color: màu sắc chữ

Sau khi định dạng xong nội dung bạn cần nhấn OK để áp dụng định dạng này nhé.

Tạo header footer excel

Sau đó là đến bước nhập nội dung cho tiêu đề. Sau khi nhập xong bạn chọn OK.

Tạo header trong Excel

Bạn quay lại giao diện Page Setup và nhìn thấy tiêu đề Header vừa nhập rồi chọn OK.

tạo header excel

Để xem tiêu đề bạn đã chèn vào trang tính Excel hãy chọn File > Print. Lúc đó tiêu đề cho bảng tính sẽ hiện ra.

tạo header footer excel

Bài viết này mình đã hướng dẫn các bạn cách tạo Header and Footer trong Excel đơn giản nhưng hiệu quả rồi nhé. Chúc các bạn áp dụng thành công.

Bài viết liên quan