Đối với dân văn phòng thường xuyên sử dụng Excel thì việc tạo bảng là một công việc khá cần thiết. Nó giúp cho việc xem và chỉnh sửa nội dung của một khu vực dữ liệu trong bảng tính của bạn được dễ dàng kiểm soát hơn. Vậy bạn đã biết được tất cả các cách tạo bảng trong Excel một cách đơn giản nhưng hiệu quả, và còn làm cho bảng tính của bạn sinh động hơn chưa? Hãy cùng Huongdancongnghe.com tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nội dung chính:
Các cách tạo bảng trong Excel 2016, 2013, 2010 nhanh chóng
Cách tạo bảng Excel dùng Insert Table
- Giả sử mình có các dữ liệu như hình dưới. Chúng ta sẽ cùng thực hiện các bước để tạo bảng cho nó nhé.
- Bạn hãy chọn vào Insert ở trên menu chính của Excel. Sau đó chọn Table. Để nhanh hơn có thể dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + T và Ctrl + L.
- Sau đó 1 hộp thoại Create Table hiện ra. Lúc này Excel yêu cầu bạn điền địa chỉ của vùng dữ liệu bạn muốn tạo bảng. Bạn có thể nhập bằng tay vào hoặc đơn giản hơn là dùng chuột để bôi vùng dữ liệu mà bạn muốn tạo bảng, Excel sẽ giúp bạn điền vào ô đó nhé. Sau đó thì chọn OK.
-
- Phía dưới có dòng chữ: “My table has headers”, bạn tick vào nó hay không phụ thuộc vào vùng dữ liệu bạn chọn có tiêu đề hay không. Nếu có hãy tích vào tickbox đó nhé.
- Sau đó thì bảng của bạn sẽ được tạo ra rồi nhé.
Dùng Format as Table để tạo bảng Excel
- Bạn vào chọn Home ở thanh Menu và đến group Styles. Hãy chọn vào Format as Table.
- Lúc này bạn cần chọn cách kiểu bảng theo sở thích của bạn. Nó có nhiều loại bảng và màu sắc phù hợp với lựa chọn của các đối tượng người dùng.
- Sau đó hộp thoại Format as Table hiện ra. Tương tư như cách làm ở trên bạn có thể nhập tay hoặc dùng chuột để bôi vùng dữ liệu muốn tạo bảng. và nhấn chọn OK. Và hãy tick chọn vào tickbox của My table has headers nếu vùng dữ liệu chọn có chứa tiêu đề nhé.
- Sau đó thì kết quả tạo bảng của bạn sẽ hiện ra trên bảng tính Excel nhé.
Cách tạo bảng trong Excel dùng chức năng tạo Border
Đây là cách khá cổ điển trong việc tạo bảng. Chúng ta thường áp dụng cách này để tạo các bảng dữ liệu đơn giản, không yêu cầu quá nhiều màu sắc sinh động như các mẫu có sẵn của Excel. Các bước thực hiện như sau:
- Đầu tiên bạn cũng cần chọn khu vực dữ liệu cần tạo bảng. Vào Home và đến group của Font. Sau đó chọn vào biểu tượng Border như hình phía dưới.
- Sau đó chọn All Borders để tạo bảng khá đơn giản cho vùng dữ liệu của bạn nhé.
Như vậy mình đã hướng dẫn các bạn các cách tạo bảng trong Excel 2016, 2010, hay 2013, 2019. Sau đây chúng ta sẽ đi đến phần định dạng và xóa bảng nhé.
Định dạng bảng trong Excel 2010, 2013, 2016 thêm sinh động
Sau khi tạo bảng thành công, chúng ra sẽ đến phần định dạng bảng trong Excel 2010, 2013, 2016… Nó giúp cho bảng thêm sinh động hơn. Việc chỉnh sửa chỉ ảnh hưởng đến mặt hiển thị của bảng, chứ không làm thay đổi về mặt dữ liệu nhé. Thực hiện như sau:
- Đầu tiên hãy kích vào khu vực bảng của bạn, mục Table Tools sẽ hiện lên ở phần menu phía trên. Và bạn chọn Design.
- Excel hỗ trợ người dùng một số tùy chỉnh sau:
-
- Header Row: thông tin dòng đầu của bảng.
- Total Row: dòng cuối của bảng, dùng để ghi tổng số.
- Banded Row: cho phép người người có thể tô màu xen kẽ cho các hàng.
- First Column: Cho phép cột đầu tiên hiển thị khác với các cột phia sau.
- Last Column: Cho phép cột cuối cùng hiển thị khác với các cột phia trước.
- Banded Column: cho phép người người có thể tô màu xen kẽ cho các cột.
- Bạn có thể tick hoặc bỏ tick vào các tùy chọn này theo sở thích của mình nhé.
- Dưới đây là kết quả của việc chọn một số tùy chọn Header Row, Total Row, Branded Row.
Cách xóa dòng, cột, toàn bộ bảng trong Excel
Có lẽ các bạn đã biết cách chèn thêm dòng trong Excel rồi phải không? Và dưới đây là các bước xóa dòng hoặc cột trong Excel.
- Đầu tiên bạn chọn dòng hoặc cột muốn xóa. Sau đó kích chuột phải chọn Delete. Và chọn Table Rows nếu muốn xóa dòng, và chọn Table Columns nếu muốn xóa cột nhé.
- Hình dưới đây mình sẽ xóa bớt đi dòng cuối cùng nhé.
- Để thực hiện thì bước đầu tiên bạn cần chọn hết toàn bộ bảng.
- Sau đó nhấn phím Delele trên bàn phím hoặc có thể vào Home chọn Clear > và chọn Clear All. Lúc này toàn bộ bảng sẽ biến mất, bao gồm cả dữ liệu nhé. Nếu vô tình bạn lỡ chọn tính năng, hãy nhấn ngay tổ hợp phím Ctrl + Z ngay lập tức để cứu dữ liệu trong bảng Excel của bạn nhé.
Trên đây mình đã hướng dẫn các bạn cách tạo bảng trong Excel 2016, 2010 hay 2019 một cách dễ dàng. Bạn cũng đừng quên cách cách định dạng, xóa nữa nhé, nó giúp cho việc thao tác trên bảng trong Excel thêm phần sinh động, hay loại bỏ những nội dung không cần thiết. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại.