Là một người tay ngang đi mua điện thoại, máy tính, bạn dễ bị lạc lối giữa ma trận tư vấn, quảng cáo của các nhân viên bán hàng hoặc của các nhãn hàng. Để chọn mua đúng bạn cũng nên tìm hiểu thêm một số kiến thức cơ bản về nó. Bao gồm cấu hình của máy tính hay điện thoại để có thể mua phù hợp với nhu cầu sử dụng hơn. Một trong những thứ quan trọng mà mọi người hay bị hiểu sai nhất là bộ nhớ trong. Sau đây, hãy cùng Blog chúng tôi tìm hiểu bộ nhớ trong máy tính và điện thoại là gì, và bộ nhớ trong bao gồm những gì? Mời các bạn cùng theo dõi.
Nội dung chính:
Bộ nhớ trong là gì, dùng để làm gì?
Bộ nhớ trong (Internal Memory) còn thường được gọi là bộ nhớ chính, là thành phần vật lý quá trọng của thiết bị. Vậy bộ nhớ trong dùng để làm gì? Nó là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý, vận hành chương trình và ứng dụng trên máy tính, điện thoại và máy tính bảng. Bộ nhớ này được truy cập bởi hệ thống mà không cần bất cứ thiết bị đầu vào hay đầu ra nào cả. Bộ nhớ trong bao gồm 3 thành phần là RAM và ROM và bộ nhớ đệm ( Cache Memory)
Thành phần chính của bộ nhớ trong bao gồm:
Bộ nhớ RAM
RAM (Random Access Memory) được biết với cái tên bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Nhiệm vụ của bộ nhớ trong RAM dùng để lưu trữ dữ liệu tạm thời của các chương trình/ứng dụng đang hoạt động trên điện thoại, máy tính để CPU có thể truy xuất nhanh chóng. Đây là bộ nhớ tạm nên khi bạn tắt hay khởi động lại máy, các dữ liệu này biến mất.
Khi bạn mở bất kì ứng dụng nào thì CPU sẽ lấy dữ liệu từ ổ cứng và lưu tạm thời trên RAM. Đây là bộ nhớ rất quan trọng trong máy, do đó muốn thiết bị có tốc độ xử lý nhanh hơn thì chắc chắn bạn phải cần một lượng RAM lớn để lưu trữ. Nếu bộ nhớ RAM đủ thì thiết bị của bạn sẽ không tránh được tình trạng giật, lag, crash ứng dụng khi mở nhiều chương trình một lúc.
RAM có 2 loại chính là SRAM và DRAM.
Bộ nhớ ROM
ROM (Read-only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc, nó chứa sẵn dữ liệu đã được nhà sản xuất ghi sẵn. Các chương trình giúp máy tính có thể khởi động được như BIOS, Firmware bo mạch chủ máy tính. Bộ nhớ này rất quan trọng không khác gì RAM, bởi nó là yếu tố quyết định được máy có khởi động được hay không. ROM không phải là bộ nhớ ổ cứng mà là bộ nhớ máy tín được trang bị thẳng lên Mainboard.
ROM khác RAM ở chỗ dữ liệu sẽ không bị mất đi khi tắt máy tính, bởi nó chỉ được đọc và không thể thay đổi dữ liệu, bởi nó là bộ nhớ bất biến. Bạn đã hiểu khái niệm ROM và RAM chưa và đừng nhầm lẫn rom là bộ nhớ trong hay ngoài đấy nhé.
ROM sẽ có 3 loại : PROM, EPROM và EEPROM.
Bộ nhớ Cache
Cache Memory là bộ nhớ đệm, là một bộ phận của bộ nhớ trong. Vậy bộ nhớ trong Cache dùng để làm gì? Hãy theo dõi tiếp nhé.
Bộ nhớ đệm Cache là nơi chứa đựng những thông tin được sử dụng thường xuyên để CPU có thể truy cập nhanh hơn. Có thể hiểu nôm na rằng bộ nhớ Cache nó tương tự như những cái “ngăn tủ”, ngăn tủ càng lớn, đựng càng nhiều tài liệu thì bạn tìm kiếm giấy tờ sẽ nhanh hơn đựng tại nhiều nơi khác nhau. Bộ nhớ Cache nằm trên máy tính, tác dụng khá giống với thanh RAM cắm trên mainboard, tính chất của nó khá giống với SRAM (bởi DRAM có tốc độ chậm hơn nhiều so với SRAM). Do đó cache memory càng lớn thì càng có nhiều không gian lưu trữ và tất nhiên máy tính sẽ hoạt động mượt mà hơn.
Bộ nhớ Cache được chia thành 4 tầng: L1, L2, L3 với tốc độ tăng dần. Thông thường dữ liệu sẽ đi từ ổ cứng, đi qua DRAM, qua tiếp 3 tầng Cache mới đến được CPU để xử lý.
Bộ nhớ trong điện thoại là gì, bao gồm thành phần nào?
Bộ nhớ trong điện thoại sẽ có đôi chút khác biệt so với trên máy tính. Cụ thể là khi bạn nghe đến bộ nhớ trong thì bạn nên hiểu là bộ nhớ dùng để lưu trữ dữ liệu. Thông thường với bộ nhớ trong điện thoại thì RAM không được người dùng nhắc tới. Thứ 2 là bộ nhớ ROM điện thoại sẽ khác với ROM máy tính bởi trên điện thoại có thể thay đổi, tùy chỉnh, đọc,ghi, ghi đè. Còn ROM máy tính là bộ nhớ bất biến nên không thể bị thay đổi hay ghi đè.
Bộ nhớ trong điện thoại bao gồm cả RAM, ROM và bộ nhớ Cache. Nhưng điểm khác biệt của thuật ngữ bộ nhớ trong ở điện thoại, máy tính bảng là gì? Đó là bộ nhớ trong chỉ dung lượng của bộ nhớ thiết bị, dùng để lưu trữ dữ liệu(không bao gồm RAM).
Smartphone có bộ nhớ trong (ROM) càng cao thì khả năng lưu trữ càng lớn. Điện thoại thông minh ngày nay thường được trang bị các mức bộ nhớ như 32 GB, 64 GB hoặc thậm chí 128 GB, 256 GB, 512 GB và 1 TB.
Bộ nhớ Cache trên điện thoại là vùng lưu trữ tạm thời, giúp lưu giữ một số dự liệu nhất định, giúp máy hoạt động, truy xuất dữ liệu của các ứng dụng nhanh hơn trong tương lai. Mục đích chính là tiết kiệm thời gian, tăng tốc độ hoạt động của thiết bị và giảm lượng dữ liệu cần xử lý trong quá trình sử dụng. Do đó khi khởi động lại điện thoại thì một số phần mềm khi chạy lại sẽ rất chậm. Và tình trạng này sẽ hết trong những lần sử dụng kế tiếp. Vậy với những ứng dụng lớn, chiếm quá nhiều bộ nhớ cache phải làm sao? Lúc này bạn nên giải phóng dung lượng bộ nhớ máy để tránh trình trạng chậm máy nhé.
Cách chọn dung lượng ổ cứng và RAM khi mua máy tính 2022
Bộ nhớ trong của máy tính gồm có những thành phần như chúng ta đã nói ở phần trên. Nào hãy cùng tìm hiểu cách chọn những thành phần này khi đi mua máy tính nhé các bạn.
Cách chọn RAM máy tính
Hiện nay khi mua máy bàn hay laptop, chúng ta đều sẽ quan tâm đến dung lượng RAM. Thời điểm hiện tại thì vẫn còn nhiều máy có 4GB RAM. Nhưng nếu bạn muốn máy mượt mà, dùng ổn trong thời gian dài thì nên chọn RAM khoảng 8GB trở lên. Nếu công việc bạn phải xử lý đồ họa, dựng phim hay chơi game thì ngoài CPU và Card đồ họa, thì mức RAM nên từ 16-32GB sẽ thích hợp hơn.
Cách chọn bộ nhớ ổ cứng máy tính
Hiện nay giá cả ổ cứng SSD không còn cao như trước nữa, giá từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu. Do đó bạn nên gắn sổ SSD có dung lượng thấp nhất khoảng 120GB. Ổ cứng SSD này các bạn dùng để cài đặt hệ điều hành và ứng dụng để tăng tốc độ truy xuất dữ liệu. Nếu bạn cần lưu trữ nhiều dữ liệu thì gắn thêm 1 ổ cứng HDD có dung lượng khoảng 1TB.
Xem thêm:
Cách chọn dung lượng bộ nhớ trong (ROM) cho điện thoại 2022
Hiện nay trên thị trường, dung lượng bộ nhớ trong thấp nhất nên chọn trên điện thoại là 64GB. Lý do là thói quen chụp ảnh, quay video, chơi game thường xuyên trên điện thoại của người dùng. Những loại điện thoại dung lượng 16GB, 32GB giờ đây rất hiếm và ít ai dùng. Do đó mình nghĩ nên chọn điện thoại có dung lượng tầm 128GB trở lên cho thoải mái nhé.
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu bộ nhớ trong là gì, bộ nhớ trong bao gồm những gì. Đồng thời chúng ta cũng đã bộ nhớ trong có đặc điểm gì và dùng để làm gì rồi. Hi vọng các bạn sẽ không còn bị rối khi đi mua máy tính hay điện thoại nữa.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại.